Kinh doanh Homestay là loại mô hình phổ biến được được các nhà đầu tư lĩnh vực Bất động sản quan tâm đến. Đây là mô hình “hái ra tiền” vừa có thể phát triển du lịch ngắn ngày và vừa có thể kết hợp cho thuê dài ngày tuỳ theo định hướng của các nhà đầu tư. Để kinh doanh homestay thu hút khách Resident sẽ bật mí đến các bạn một số chiến lược cơ bản hiệu quả sau nhé:

1. Thiết kế homestay tạo dấu ấn riêng

Để kinh doanh homestay thành công trong bối cảnh người người, nhà nhà làm homestay thì việc tạo cho mình một sự khác biệt độc đáo là điều vô cùng cần thiết. Sự khác biệt làm nên thương hiệu của homestay và đây là cách bạn tự tạo ra ưu thế cạnh tranh của chính mình cho để thu hút sự chú ý của khách du lịch.

Hiện nay, nhiều thống kê cho thấy giới trẻ là tệp khách hàng được nhắm tới bởi các homestay. Đặc tính của những bạn trẻ trong việc đi du lịch đó là luôn đi tìm, khám phá những địa điểm mang màu sắc mới mẻ và độc đáo. Bởi, càng độc lạ, các bạn trẻ lại càng thích chụp ảnh “check-in” sống ảo đồng thời chia sẻ trên các trang mạng xã hội. Nhờ vậy mà homestay của bạn được quảng cáo miễn phí và thu hút thêm càng nhiều khách đến nghỉ ngơi hơn.

Hãy nhìn lại xem bạn có gì mà những nơi khác không có để sau đó tạo homestay của bạn một cái thiết kế độc đáo“ không thể chê vào đâu được” để hấp dẫn nhóm khách hàng này đến khám phá. Một số gợi ý về phong cách thiết kế homestay mà bạn có thể tham khảo:

  • Thiết kế homestay có vườn trái cây nông sản đặc trưng của vùng miền hay đa dạng các loại cây trái
  • Thiết kế homestay theo phong cách nhà trên cây, nhà sàn, trong container,…
  • Thiết kế homestay với kiến trúc tái hiện cuộc sống ngày xưa.

2. Kinh doanh Homestay cung cấp những dịch vụ, trải nghiệm độc đáo

Để kinh doanh homestay thành công, ngoài sự đầu tư mới lạ trong phong cách thiết kế ra thì bạn cần chú ý đến những trải nghiệm cho khách hàng để họ có thể tận hưởng được sự vui vẻ, thoải mái khi lưu trú tại homestay của bạn.

Nhiều nhà kinh doanh homestay quên mất rằng lý do khách hàng lựa chọn lưu trú tại homestay cho kì nghỉ thay vì khách sạn là bởi họ muốn có sự trải nghiệm về văn hóa địa phương. Thế nhưng, nhiều homestay lại chỉ tập trung đưa ra các chương trình giảm giá để hút khách. Kết quả, việc kinh doanh không tránh khỏi tình trạng thua lỗ.

Để làm ra một trải nghiệm độc đáo khi kinh doanh homestay, không nhất thiết bạn phải làm một thứ gì đó quá lớn lao, đôi khi chỉ là những điều giản dị, gần gũi cũng đủ để thu hút khách hàng. Hãy để khách hàng cảm nhận được cuộc sống ở nơi bạn có gì đặt biệt. Một buổi chiều thăm ruộng lúa chín, hái hoa quả, xuống ao bắt cá… hay tự tay nấu nướng với những nguyên liệu họ tự tay thu hoạch được, chính những điều nhỏ nhoi này lại khiến nhiều bạn trẻ “điên đảo”. Hãy biến homestay của mình thành nơi mà khách hàng cảm thấy nhẹ nhàng, gần gũi, tạm quên đi những hối hả trong cuộc sống để tận hưởng những phút giây bình yên hạnh phúc.

 Chiến lược kinh doanh Homestay hiệu quả

3. Tập trung vào khách hàng

Để kinh doanh homestay hiệu quả, đạt lợi nhuận cao chiến lược hiệu quả đầu tiên mà các chủ homestay cần thực hiện là tập trung vào khách hàng.

Để đưa ra được những biện pháp, phương pháp phù hợp bạn hãy:

  • Tìm hiểu về nguyện vọng, nhu cầu và sở thích của khách hàng ở hiện tại và tương lai như thế nào (về phong cách thiết kế, giá cả, dịch vụ,…)
  • Liên kết sở thích, nhu cầu, nguyện vọng của khách hàng với mục tiêu kinh doanh homestay (ví dụ khách hàng có nhu cầu uống cafe và đọc sách có chủ homestay có thể kết hợp với kinh doanh cafe sách, vừa thu hút khách hàng, vừa tăng doanh thu cho homestay)
  • Có phương pháp giữ liên hệ với khách hàng theo hệ thống (ví dụ thống kê và lưu lại số điện thoại, email liên hệ của khách để có dịch vụ chăm sóc khách hàng về sau…)
  • Việc làm hài lòng khách hàng phải có sự cân bằng giữa các bên khác (ví dụ khách hàng muốn vui chơi nghỉ dưỡng nhưng các hoạt động này vẫn phải đảm bảo an ninh, trật tự địa phương…)

Nếu như chủ đầu tư đảm bảo được tập trung vào khách hàng, homestay của bạn sẽ đạt được các lợi ích như:

  • Làm hài lòng và giữ chân được khách hàng, phát triển số lượng khách hàng
  • Tăng doanh thu hiệu quả cho homestay

4. Tạo quà lưu niệm cho khách lưu trú

Một món quà mang dấu ấn homestay của mình là một cách để bạn giữ chân khách hàng để sau này có quay lại họ sẽ nhớ đến bạn đầu tiên. Những món quà kỉ niệm nhỏ nhỏ, xinh xắn, bộc lộ được tấm lòng của chủ homestay sẽ khiến hành khách có ấn tượng tốt đẹp hơn về khoảng thời gian lưu trú trong ngôi nhà của bạn. Bạn có thể chọn cho khách những món quà xinh xắn mang đặc trưng tại vùng đất của bạn như món quà hình trái dâu tây nếu bạn ở Đà Lạt, một bức hình kỷ niệm hay đơn giản chỉ là một tấm thiệp ghi những lời cảm ơn và lời chúc tốt đẹp đến với khách hàng. Chắc chắn rằng, khách hàng sẽ cảm thấy rất vui khi nhận món quà từ bạn và chẳng ai có thể từ chối những tấm lòng hiếu khách như vậy đâu!

Hơn thế nữa, một món quà xinh xắn đôi khi sẽ là công cụ tốt giúp bạn quảng bá thương hiệu của mình đến với những người khác, đặt biệt là bạn bè của khách hàng đã từng sử dụng dịch vụ của bạn, giúp cho việc kinh doanh homestay hiệu quả hơn. Thật tuyệt vời phải không?

5. Xây dựng chiến lược marketing cho homestay

Dù homestay của bạn có đẹp, có độc, có lạ đến đâu mà chiến lược marketing không tốt, quảng cáo không hiệu quả thì coi như bạn tự hủy hoại việc kinh doanh homestay của mình. Để khách hàng biết đến với homestay của mình, không còn cách nào khác là bạn phải đẩy mạnh việc truyền thông và quảng bá thương hiệu của mình. Xây dựng chiến lược marketing giúp các chủ homestay có những bước đi đúng hướng khi đưa thương hiệu homestay đến với khách hàng, từ đó mang lại hiệu quả marketing cao.

Hiện nay có rất nhiều chiến lược marketing phổ biến như chiến lược marketing 4P, 7P… Cùng với rất nhiều kênh marketing hiệu quả mà bạn có thể sử dụng cho homestay:

  • Quảng bá homestay trên mạng xã hội Facebook, Zalo, Instagram…
  • Hợp tác với các kênh OTA bán phòng như: Booking.com, Expedia.com, Agoda.com,…
  • Youtube marketing
  • Email marketing
  • Marketing qua website

Ngoài ra chủ homestay cũng nên chú ý đến các review, bình luận, đánh giá homestay trên internet. Vì nó tác động trực tiếp đến thương hiệu của homestay. Đối với những đánh giá tiêu cực hãy tìm hiểu tính khách quan của chia sẻ và xử lý khéo léo để được khách hàng thấy được sự chân thành của mình, có thể tiếp tục tin tưởng sử dụng dịch vụ.

6. Chiến lược chính sách ưu đãi, giảm giá, khuyến mãi

Trong cách quản lý homestay hiệu quả thì việc đưa ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn là điều các chuyên gia đề cập đến. Trong thời buổi cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì dịch vụ kinh doanh homestay cũng cần có các chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Đặc biệt là các chính sách giảm giá.

Các chính sách này sẽ giúp homestay có thể thu hút được khách hàng nhiều hơn. Đồng thời, đây cũng là cách để dịch vụ của bạn tạo được ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách. Có thể, nó sẽ giúp bạn “giữ chân” được một lượng khách hàng thân thiết nếu họ quay lại những lần sau.

7. Sử dụng phần mềm quản lý Homestay

Trong thời buổi công nghệ đang lên ngôi như hiện nay thì việc áp dụng các phần mềm quản lý trong kinh doanh homestay đã trở thành một xu hướng không thể thiếu. Việc sử dụng phần mềm quản lý chuyên nghiệp mang lại cho chủ homestay rất nhiều lợi ích, giúp cho việc quản lý homestay dễ dàng, tiết kiệm được thời gian, công sức hơn ngay cả khi bạn không có mặt tại homestay của mình.

Có rất nhiều khó khăn trong việc quản lý, kinh doanh homestay, điển hình là vấn đề overbooking khi bán phòng trên các kênh OTA. Nếu bạn đã từng phải vào từng kênh OTA một để cập nhật số phòng trống, bạn sẽ hiểu công việc này tốn thời gian và công sức như thế nào. Chưa kể tới việc làm một cách thủ công này không thể đáp ứng được tính kịp thời, đôi khi sẽ dẫn đến sai sót. Phần mềm phần mềm quản lý homestay sẽ giúp bạn dễ dàng giải quyết các vấn đề này. Cụ thể, mỗi khi có booking đổ về, hệ thống sẽ tự động cập nhật trừ đi số phòng trống hiện tại, sau đó đăng bán phòng trên tất cả các kênh với số phòng trống chính xác. Hãy để Homestay của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn trong mắt khách hàng và đó sẽ là điểm cộng ngay từ lần đầu tiên sử dụng dịch vụ của bạn.

Không ít người cho rằng homestay quy mô nhỏ thì không cần đến phần mềm quản lý chuyên nghiệp. Thế nhưng, đây là một tư tưởng sai lầm có thể dẫn việc kinh doanh không đi đến đâu. Bởi, một phần mềm quản lý thông minh sẽ mang lại rất nhiều lợi ích và bạn có thể tham khảo một số phần mềm quản lý Ký túc xá/Homestay như Resident trong vận hành homestay của bạn.

Để hiểu rõ hơn về phần mềm quản lý Homestay Resident bạn có thể truy cập bản dùng thử và trải nghiệm 30 ngày miễn phí qua đa dạng nền tảng trên Máy tính hoặc qua ứng dụng Resident – Bất động sản và cư dân số 4.0

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những kiến thức giúp bạn kinh doanh homestay hiệu quả. Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn tìm được hướng đi mới để kinh doanh homestay thành công. Chúc các bạn thành công trong công việc kinh doanh của mình.

Bài viết liên quan

Phần mềm quản lý bất động sản được phát triển bởi Công ty Cổ phần Công nghệ ODOOR Việt Nam. Chứng nhận kinh doanh số 0109154368 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 07/04/2020

Email: contact@resident.vn

Hotline: 035.543.0074

Địa chỉ: Nhà liền kề 05 – TT2, Khu đô thị Kim Văn Kim Lũ, Phường Đại Kim, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội.

Văn phòng làm việc: Tầng 4, Toà M5, 91 Nguyễn Chí Thanh, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội.

Thông tin Resident
Resident trên MXH

Tải ứng dụng Resident

© Copyright 2022 Resident | All Rights Reserved