Thủ tục và những lưu ý khi cho người nước ngoài thuê nhà

Thủ tục và những lưu ý khi cho người nước ngoài thuê nhà

Việc cho thuê nhà cho người nước ngoài đang trở thành một xu hướng phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, để việc cho thuê diễn ra suôn sẻ và đảm bảo lợi ích cho cả hai bên, chủ nhà cần nắm rõ các thủ tục pháp lý cùng những lưu ý quan trọng. Trong bài viết này, Resident sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về quy trình cần thực hiện và những điều cần chú ý khi cho người nước ngoài thuê nhà, từ đó giúp bạn giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh.

1. Điều kiện cho người nước ngoài thuê nhà ở tại Việt Nam

1.1. Điều kiện cho người nước ngoài thuê nhà

Theo Điều 119 Luật Nhà ở 2014, điều kiện cần thiết bao gồm:

– Đối với bên cho thuê:

  • Phải là chủ sở hữu nhà ở hoặc người được chủ sở hữu cho phép, ủy quyền để thực hiện giao dịch về nhà ở;
  • Nếu là cá nhân thì phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự; nếu là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân.

– Đối với bên thuê:

  • Phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở;
  • Phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam và không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở thuê.

Xem thêm: Kinh nghiệm cho thuê căn hộ chung cư giúp hạn chế 80% rủi ro

1.2. Điều kiện đối với nhà cho thuê

Điều kiện nhà ở cho cá nhân nước ngoài thuê tại Việt Nam, được quy định tại các Điều 131, 132, 133 Luật Nhà ở, bao gồm:

  • Đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở;
  • Phải là nhà ở riêng lẻ hoặc căn hộ khép kín;
  • Bảo đảm chất lượng, an toàn cho người thuê;
  • Bảo đảm cung cấp điện, nước, vệ sinh môi trường và các điều kiện thiết yếu khác;
  • Không có tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng.

Do đó, trước khi cho người nước ngoài thuê nhà, chủ nhà cần đảm bảo đáp ứng đầy đủ các điều kiện này để tránh vi phạm pháp luật.

Xem thêm: 10 cách tìm khách thuê nhà nhanh chóng đảm bảo thành công

2. Thủ tục cho người nước ngoài thuê nhà

Bước 1: Chủ nhà làm thủ tục đăng ký kinh doanh

Do hoạt động cho thuê nhà ở không thuộc diện không phải đăng ký kinh doanh, chủ nhà cần thực hiện đăng ký kinh doanh trước khi cho thuê.

Thủ tục đăng ký kinh doanh được thực hiện tại Ủy ban nhân dân nơi có nhà cho thuê. Khi thực hiện thủ tục, cần mang theo các giấy tờ sau:

  • Giấy tờ chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân;
  • Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà cho thuê (Sổ hồng/Hợp đồng mua bán nhà đất…).

Thủ tục cho người nước ngoài thuê nhà

Bước 2: Kê khai mã số thuế và nộp thuế môn bài

Khi tiến hành kê khai mã số thuế và nộp thuế môn bài, cần chuẩn bị trước một số giấy tờ như:

  • Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân;
  • Giấy đăng ký kinh doanh cho thuê nhà;
  • Tờ khai thuế môn bài và tờ khai mã số thuế căn hộ cho thuê.

Bước 3: Đăng ký tại trụ sở Công an quận/huyện

Một số loại giấy tờ cần chuẩn bị bao gồm:

  • Giấy đăng ký kinh doanh hoạt động cho thuê;
  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự (ANTT) để làm ngành nghề kinh doanh có điều kiện;
  • Tờ khai lý lịch của chủ hộ kinh doanh;
  • Chứng minh nhân dân/Thẻ Căn cước công dân;
  • Giấy đăng ký đảm bảo đủ điều kiện phòng cháy, chữa cháy (tùy theo từng dự án sẽ có yêu cầu khác nhau).

Bước 4: Tiến hành đăng ký tạm trú cho người nước ngoài thuê nhà

Hiện nay, thủ tục đăng ký tạm trú cho người nước ngoài có thể thực hiện dễ dàng qua mạng. Theo quy định tại Điều 4, 5, 6 Thông tư 53/2016/TT-BCA, khi đăng ký tạm trú cho người nước ngoài qua mạng, cần chuẩn bị các thông tin sau:

– Thông tin về cơ sở lưu trú:

  • Tên, loại hình, địa chỉ, số điện thoại, email của cơ sở lưu trú;
  • Họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, số Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người đăng ký.

– Thông tin của người nước ngoài:

  • Họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, số hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu;
  • Thời gian dự kiến tạm trú.

Xem thêm: Kinh nghiệm quản lý nhà cho thuê hiệu quả dành cho người mới bắt đầu

3. Hợp đồng cho người nước ngoài thuê nhà

3.1 Mẫu Hợp đồng cho người nước ngoài thuê nhà chuẩn pháp lý

Bạn có thể tham khảo mẫu hợp đồng dưới đây và có thể tự điều chỉnh các điều khoản cho phù hợp.

TẢI MẪU HỢP ĐỒNG TẠI ĐÂY

Mẫu hợp đồng cho người nước ngoài thuê nhà

3.2 Hợp đồng cho người nước ngoài thuê nhà có cần công chứng không?

Hợp đồng cho người nước ngoài thuê nhà

Theo khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở 2014, trong trường hợp cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, hoặc ủy quyền quản lý nhà ở, hợp đồng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực, trừ khi các bên có nhu cầu.

Do đó, hợp đồng cho thuê nhà ở phải được lập thành văn bản nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực, trừ khi có yêu cầu từ các bên của hợp đồng.

Tuy nhiên, khuyến khích cá nhân và tổ chức công chứng, chứng thực hợp đồng thuê nhà để đảm bảo quyền lợi của các bên trong quá trình thuê nhà.

4. Kết luận

Việc cho người nước ngoài thuê nhà đòi hỏi chủ nhà phải nắm vững các quy định pháp luật và thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết để đảm bảo quá trình cho thuê diễn ra suôn sẻ và hợp pháp. Bằng cách tuân thủ những điều kiện và quy trình được đề cập trong bài viết này, bạn có thể tự tin cho thuê nhà một cách hiệu quả và an toàn.

Để hỗ trợ việc quản lý bất động sản cho thuê một cách chuyên nghiệp và hiệu quả hơn, các chủ nhà có thể tìm hiểu về phần mềm Resident. Đây là phần mềm quản lý bất động sản cho thuê toàn diện, giúp bạn theo dõi hợp đồng, quản lý khách hàng, và xử lý các công việc liên quan một cách thuận tiện. Hãy khám phá Resident để nâng cao hiệu quả và đơn giản hóa quy trình quản lý bất động sản cho thuê của bạn.

1 những suy nghĩ trên “Thủ tục và những lưu ý khi cho người nước ngoài thuê nhà

  1. Pingback: Hướng dẫn thủ tục đăng ký tạm trú cho người nước ngoài

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *