Mẫu hợp đồng thuê cửa hàng chuẩn pháp lý cho chủ kinh doanh

Mẫu hợp đồng thuê cửa hàng chuẩn pháp lý

Khi bắt tay vào kinh doanh, việc lựa chọn và thuê mặt bằng là một trong những yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Một mẫu hợp đồng thuê cửa hàng chuẩn pháp lý sẽ giúp bảo vệ quyền lợi của cả chủ nhà và người thuê, đồng thời giảm thiểu những rủi ro phát sinh trong suốt thời gian thuê. Tuy nhiên, nhiều chủ kinh doanh, đặc biệt là những người mới bắt đầu, thường gặp khó khăn trong việc xây dựng một hợp đồng chính thức và hợp pháp. Trong bài viết này, Resident sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích về mẫu hợp đồng thuê cửa hàng chuẩn, cùng các lưu ý quan trọng cần nắm vững để đảm bảo quyền lợi khi thuê mặt bằng kinh doanh.

1. Hợp đồng thuê cửa hàng là gì? 

Hợp đồng thuê cửa hàng là một thỏa thuận pháp lý giữa hai bên: chủ sở hữu (cho thuê) và người thuê (thường là chủ kinh doanh hoặc doanh nghiệp). Hợp đồng này quy định các điều khoản và cam kết giữa hai bên liên quan đến việc thuê mặt bằng hoặc cửa hàng để phục vụ cho mục đích kinh doanh.

Thông qua hợp đồng thuê cửa hàng, các bên có thể xác định rõ ràng về các vấn đề như thời gian thuê, giá thuê, phương thức thanh toán, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, các điều kiện về bảo trì, sửa chữa, cũng như các quy định về việc kết thúc hợp đồng hoặc gia hạn hợp đồng.

Một hợp đồng thuê cửa hàng chuẩn pháp lý sẽ bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cả hai bên, tránh tranh chấp và giúp việc quản lý và vận hành kinh doanh trở nên minh bạch, rõ ràng.

2. Các mẫu hợp đồng thuê cửa hàng phổ biến

2.1. Mẫu hợp đồng thuê cửa hàng đơn giản

Tải mẫu hợp đồng tại đây

mau-hop-dong-thue-cua-hang-don-gian

2.2. Mẫu hợp đồng thuê cửa hàng đầy đủ

Tải mẫu hợp đồng tại đây

mau-hop-dong-thue-cua-hang-day-du

3. Quy định về hợp đồng thuê cửa hàng

Quy định về hợp đồng thuê cửa hàng

Hợp đồng thuê cửa hàng thuộc nhóm hợp đồng thuê tài sản, do đó, các quy định pháp lý về loại hợp đồng này được áp dụng chung theo các điều khoản từ Điều 472 đến Điều 482 của Bộ luật Dân sự 2015. Những nội dung chính được đề cập bao gồm thỏa thuận về giá thuê, thời hạn thuê, quyền sử dụng tài sản, việc cho thuê lại, cũng như các quyền và nghĩa vụ mà các bên tham gia hợp đồng phải tuân thủ.

3.1. Yêu cầu về nội dung và hình thức của hợp mẫu đồng thuê cửa hàng

Nội dung của hợp đồng thuê cửa hàng thường bao gồm:

  • Thông tin chi tiết của bên cho thuê và bên thuê.
  • Các điều khoản chính của hợp đồng.
  • Nội dung thỏa thuận giữa hai bên.
  • Mức giá thuê và hình thức thanh toán.
  • Phạm vi hoạt động được phép.
  • Quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi bên.
  • Thời hạn hợp đồng.
  • Các điều kiện để đơn phương chấm dứt hợp đồng.
  • Điều khoản bổ sung khác (nếu có).
  • Thời gian ký kết hợp đồng.
  • Chữ ký và tên đầy đủ của các bên; nếu là tổ chức thì cần đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ người đại diện.

Về hình thức, hợp đồng có thể được viết tay hoặc soạn thảo trên máy tính dưới dạng file Word để tiện lợi cho việc chỉnh sửa, lưu trữ, và in ấn.

3.2. Hợp đồng viết tay có hiệu lực không?

Khoản 1 Điều 117 Bộ luật Dân sự quy định:

1.Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây

  1. Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập

  2. Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện.

  3. Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Do đó, hợp đồng thuê cửa hàng viết tay có giá trị nếu đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên.

3.3. Hợp đồng thuê cửa hàng có cần công chứng hay không?

Điều 122 Luật Nhà ở quy định như sau :

1.Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp động mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp động, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng.

 2. Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước; mua bán, cho thuê ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.

Như vậy, hợp đồng thuê cửa hàng không bắt buộc phải công chứng mà vẫn có giá trị nếu đáp ứng được điều kiện về chủ thể, mục đích và nội dung quy định tại khoản 1 Điều 117 Bộ luật Dân sự.

3.4. Điều khoản bồi thường hợp đồng thuê cửa hàng

Các điều khoản về bồi thường thiệt hại được hai bên thống nhất và ghi rõ trong hợp đồng thuê cửa hàng.

Những trường hợp dẫn đến bồi thường thường bao gồm: đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không thông báo trước hoặc gây ra thiệt hại cho bên còn lại.

Hai bên có thể tự thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức (như tiền mặt, hiện vật, hoặc công việc), cũng như phương thức thanh toán (một lần hoặc nhiều lần). Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, bên chịu thiệt hại có quyền khởi kiện lên Tòa án để yêu cầu giải quyết.

Mức bồi thường thường được xác định dựa trên các loại thiệt hại cụ thể, bao gồm:

  • Thiệt hại về tài sản: Bao gồm các tổn thất liên quan đến việc mất hoặc giảm khả năng sử dụng, khai thác tài sản, hoặc chi phí phát sinh để khắc phục hậu quả do bị chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.
  • Thiệt hại về thu nhập hoặc sức khỏe: Trường hợp thiệt hại ảnh hưởng đến thu nhập thực tế hoặc giảm sút do việc bị đòi mặt bằng sớm. Nếu không xác định được thu nhập cụ thể, có thể áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động tương tự trong khu vực.

Xem thêm: Thanh lý hợp đồng thuê nhà và những điều quan trọng cần biết

4. Kết luận

Để đảm bảo quá trình thuê cửa hàng diễn ra thuận lợi và hạn chế tối đa các rủi ro pháp lý, việc sử dụng một mẫu hợp đồng thuê cửa hàng chuẩn mực, rõ ràng là điều không thể bỏ qua. Một hợp đồng được soạn thảo chặt chẽ không chỉ bảo vệ quyền lợi cho cả hai bên mà còn là nền tảng quan trọng giúp mối quan hệ hợp tác bền vững hơn. Hãy luôn thận trọng trong quá trình đàm phán và ký kết hợp đồng, đồng thời, đừng ngần ngại tham khảo ý kiến từ chuyên gia pháp lý khi cần thiết. Một khởi đầu cẩn trọng sẽ mang lại sự yên tâm cho hành trình kinh doanh dài hạn của bạn.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *